19 thg 5, 2009

Hồng Dân


Hồng Dân là một huyện phía Bắc của tỉnh Bạc Liêu. Huyện lỵ là thị trấn Ngan Dừa.
Vị trí địa lý
Huyện Hồng Dân cách trung tâm thị xã Bạc Liêu 60km. Phía Bắc giáp tỉnh Cần Thơ, phía Nam giáp huyện Phước Long, phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang. Diện tích tự nhiên của huyện 42.800 ha
Hành chính
Trong huyện có 7 đơn vị hành chính cấp xã, gồm thị trấn Ngan Dừa và các xã Vĩnh Lộc, Ninh Thạnh Lợi, Lộc Ninh, Ninh Hòa, Ninh Quới, Ninh Quới A.
Kinh tế
Huyện còn có 8.000 ha nuôi tôm, 400 ha nuôi cá, 2.570 ha dứa, 1.022 ha mía, 1.505 ha dừa.
Hồng Dân có thế mạnh về nghề truyền thống thu hút hơn 10.000 lực lượng lao động, như: đan lát, chầm lá, dệt chiếu, nghề rèn, mộc, làm bánh tráng, v.v...
Dân số
Tổng dân số 92.780 người. Trong đó: độ tuổi lao động 42.678 người. Huyện có 03 dân tộc chính: Kinh, Hoa và Khơmer

Vài Nét Về Huyện Phước Long

I. Vị trí địa lý:
Phước Long là một huyện nông thôn có diện tích 40.481,62 ha,

- Phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng;
- Phía Tây giáp tỉnh Cà Mau;
- Phía Nam giáp Huyện Giá Rai và Vĩnh Lợi;
- Phía Bắc giáp huyện Hồng Dân
Huyện được phân thành 7 đơn vị hành chính
+ 06 xã: Phong Thạnh Tây A, Phong Thạnh Tây B, Vĩnh Phú Đông, Vĩnh Phú Tây, Hưng Phú, Vĩnh Thanh.
+ 01 Thị trấn: Thị trấn Phước Long.
Thế mạnh chủ yếu của huyện là sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản
II. Dân số
Huyện Phước Long có tổng dân số 101.472 người.
III. Đơn vị hành chính:
Ủy Ban Nhân Dân Huyện Phước Long
Địa chỉ: Ấp Long Thành - Thị Trấn Phước Long - Huyện Phước Long - Tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: 0781.864291 Fax:0781.864451
IV. Tài Nguyên
Về sản xuất nông nghiệp: Năm 2001 canh tác lúa được 16.500 ha, sản lượng đạt 161.300 tấn; Trồng màu được 576 ha (Riêng dưa hấu 274 ha); Cải tạo vườn tạp trồng cây ăn trái, cây công nghiệp và cây lâu năm được trên 6.000 ha; Chăn nuôi được 608.080 gia súc, gia cầm chủ yếu là heo, gà, vịt và trâu bò.
Về nuôi trồng thủy sản: Nuôi trồng được 13.880 ha, sản lượng đạt 2.209,1 tấn, trong đó tôm 1.709,1 tấn, cá 500 tấn.
Về CN-GT: Toàn huyện có 2.244 cơ sở CN-TTCN, thu hút 5.556 lao động, giá trị sản xuất đạt 93 tỷ đồng. Tất cả các xã, Thị trấn đều có đường nhựa, điện lưới quốc gia, hiện nay có 6.016/20.320 hộ sử dụng điện đạt 29,6%.
Về dịch vụ thương mại và du lịch sinh thái: Toàn huyện có 6 chợ, 1.334 hộ kinh doanh, giá trị thương mại đạt gần 60 tỷ đồng. Có một trung tâm bưu điện huyện và 04 bưu cục xã, với 1.930 máy điện thoại. Huyện có 4 khu du lịch sinh thái (vườn) tổng diện tích 9 ha, trong đó: Thị trấn Phước Long 1 vườn, 2 ha (Ấp Long Hòa); Xã Vĩnh Phú Tây 2 vườn, 04 ha (Ấp Bình Hổ) và Xã phong Thanh Nam 1 vườn, 03 ha (Ấp 8B) có các loài chim sinh sống chủ yếu là: Cò, Vạc, Diệt, Còng cọc và Cò quắm.

Cây Măng Tây

Vài nét về cây Măng Tây:
- Cây lâu năm, dạng bụi thân thảo.
- Bộ phận thu hoạch: măng.
- Được trồng từ hạt, thời gian gieo trong vườn ươm: 2,5 tháng.
- Thời gian trồng cho đến ngày thu hoạch đầu tiên: 3,5 tháng.
- Năng suất: 10-12 kg/ ngày/ 1000m2
- Một năm chỉ cho thu hoạch 8 tháng ( cứ sau 3 tháng phải ngưng thu hoạch măng để thay thế cây mẹ ( 30-40 ngày))
- Chi phí đầu tư ban đầu: 50-60 triệu đồng
- Thu nhập: 24 tấn/ha x 10000đ/kg = 240 triệu đồng.Lợi nhuận: 150-180 triệu/ha/năm.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LƯU Ý CHO SẢN XUẤT RAU MÀU TRONG MÙA MƯA

Các loại rau màu thường rất mẫn cảm với nhiệt độ và ẩm độ không khí. Vào mùa mưa nhiệt độ và ẩm độ thường rất cao gây trở ngại cho việc phát triển của cây trồng như ra hoa, đậu trái, năng suất thường không cao. Đặc biệt khi độ ẩm, nhiệt độ cao thường là điều kiện thuận lợi cho nhiều loài sâu bệnh phát sinh, phát triển và gây hại làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, gây tổn thất lớn cho người nông dân. Để làm tốt vụ rau màu trong mùa mưa bà con lưu ý một số điểm sau đây:

1. Về giống:
Trong mùa mưa do mưa nhiều, thiếu ánh sáng, khả năng quang hợp kém hơn mùa khô do đó bà con nên chọn trồng các loại rau lá nhỏ, có bộ tán lá gọn, thời gian sinh trưởng ngắn, sớm cho thu hoạch.
Nên áp dụng kỹ thuật gieo cây giống trong khay bầu vừa tiết kiệm thời gian, vừa đảm bảo tỷ lệ cây sống cao, cây nhanh bén rễ.

2. Chuẩn bị đất:
Chọn nơi đất cao, hệ thống thoát nước tốt nhằm tránh cho rau màu bị ngập nhất là sau các trận mưa to. Với những nơi đất thấp, tùy theo từng loại rau màu chịu nước nhiều hay ít để lên liếp cao hay thấp.
Cần che phủ đất bằng rơm hoặc nilon để hạn chế cỏ dại và tránh đất, cát bám lên cây, dễ nhiễm các loại sâu bệnh.
Không nên làm đất quá nhuyễn dẫn đến đất bị bết, lèn đất mặt, thiếu ôxy sẽ gây nên tình trạng nghẹt rễ làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây.

3. Chăm sóc cây:
Thường xuyên tỉa bỏ bớt chồi, nhánh vô hiệu; bấm ngọn để cây ra các nhánh phụ nhằm hạn chế chiều cao tránh đổ ngã. Cắt bỏ các lá già, lá bị sâu bệnh, các cành, nhánh vô hiệu cách gốc 40-50cm nhằm tạo độ thông thoáng trên mặt liếp, làm giảm độ ẩm, góp phần hạn chế sự phát sinh, phát triển và gây hại của sâu bệnh, nhất là trên các loại cây như cà chua, ớt… Đối với các loại rau ăn lá, cần có dàn che trong mùa mưa để bảo vệ cây tránh dập lá.
Vào mùa mưa cỏ phát triển rất nhanh vì vậy cần phải làm cỏ thường xuyên để hạn chế đến mức tối đa sự cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ với cây trồng đồng thời loại bỏ được nơi trú ngụ, ẩn nấp và nguồn lây lan của nấm bệnh, côn trùng gây hại cho rau màu.
Các loại rau màu như dưa hấu, cà, ớt…thường không chịu được ngập úng do đó cần điều chỉnh mực nước trong mương, rãnh cho hợp lý, nhất là sau các trận mưa to cần khơi thông mương rãnh để thoát nước nhanh, không để ngập nước dễ gây thối rễ, chết cây và tạo điều kiện cho nấm bệnh phát sinh, phát triển và gây hại.
Sử dụng màng phủ nông nghiệp trong SX rau màu trong mùa mưa không chỉ hạn chế ảnh hưởng xấu của thời tiết trong giai đoạn mưa dầm mà còn tạo môi trường thích hợp cho cây sinh trưởng khỏe, hạn chế sâu bệnh và tăng năng suất. Nên chọn mua loại màng phủ có 2 mặt, phủ mặt đen xuống phía dưới, mặt tráng bạc lên trên vừa có tác dụng phản xạ ánh sáng để xua đuổi côn trùng và bức xạ nhiệt giữ độ ẩm và nhiệt độ thích hợp cho đất và cây trồng. Sau khi lên liếp, bón vôi, bón phân lót, làm đất thì trải bạt, vét đất dưới mương ém chặt 3 bên mép bạt cho kỹ, đục lỗ và cấy cây theo khoảng cách của từng loại rau màu.
Với vụ nghịch này bà con cần làm giàn kiên cố hơn so với mùa nắng cho một số loại cây trồng như cà chua, dưa leo, khổ qua …nhằm giúp cho cây phát triển tốt hơn, quang hợp tốt hơn, thu hoạch được dài hơn, chống đổ và hạn chế được sự gây hại của sâu bệnh. Tùy theo từng loại cây trồng và điều kiện kinh tế mà làm giàn cao, thấp hoặc bằng các loại vật liệu khác nhau như tre, gỗ, lưới… cho phù hợp.
4. Phòng trừ sâu bệnh: Trong mùa mưa do nhiệt độ và ẩm độ tăng cao rất thuận lợi cho nhiều loại côn trùng, nấm bệnh phát triển gây hại trên nhiều loại rau màu mà đặc biệt là dưa leo, cà chua, ớt và một số loại rau ăn lá. Bà con cần thường xuyên thăm đồng để phát hiện và có biện pháp phòng trị kịp thời các đối tượng gây hại không để dịch bệnh lây lan gây hại trên diện rộng. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc đặc hiệu, phun phòng hoặc phun trừ tập trung, đúng lúc. Chú ý thời gian cách ly theo qui định để tránh ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng.

Giống lúa OM6162

Giống lúa OM6162 được hình thành từ cặp lai C50/Jasmine85. chúng được lai tạo trong năm 2003. đây là những giống lúa có chất lượng khá cao. Đặc biệt giống Jasmine85 ngoài chúng có chất lượng cao thì chúng còn có mùi thơm. Sau khi cặp lai được hình thành thì chúng được chọn theo phương pháp phả hệ. Cuối cùng được 1 dòng tương đối ổn định và thuần về mặt di truyền trong các tính trạng và chúng được đặt tên là OM6162.
Về đặc tính của chúng cho thấy chúng có thời gian sinh trưởng khoảng 100-105 ngày tùy theo từng loại đất. Tại những vùng phù sa ngọt tại Cần Thơ thì chúng có thời gian sinh trưởng khoảng 100 ngày rất thích hợp cho canh tác lúa hiện nay ở ĐBSCL nói chung và Tiền Giang nói riêng.
Chiều cao cây khoảng 100 – 105 cm, đẻ nhánh mạnh. Trên những vùng đất tốt chúng có thể cho tới 12 – 14 nhánh trên bụi lúa. Dạng cây gọn và hạt đóng rất dày, lá màu xanh đậm và cứng. Một đặc tính quan trọng của giống lúa OM6162 là chất lượng hạt rất khá và có mùi thơm nhẹ mềm cơm.
Tính kháng sâu bệnh đạt trung bình nhưng có nhiễm rầy nâu. Vụ Đông Xuân 2006 – 2007 mật độ rầy nâu khá cao trên bụi lúa, nếu không kịp thời phun thuốc trừ rầy nâu thì chúng có thể bị cháy. Tuy nhiên theo dõi nhiều vụ cũng cho thấy chúng tuy bị nhiễm rầy nâu nhưng chưa bao giờ thấy OM6162 bị thất thu do vàng lùn. Điều này cho thấy tương quan giữa mật độ rầy nâu và lùn xoắn lá không chặt.Năng suất của chúng trong thí nghiệm tại Cần Thơ đạt 6,1 – 7,2 tấn/ha trong vụ Đông Xuân và 4,5 – 5tấn/ha trong vụ Hè Thu. Tổng kết nhiều điểm thì cho thấy chúng cho năng suất trung bình 6,7tấn/ha trong khi những giống lúa khác như OMCS2000 chỉ cho năng suất khoảng 5,6tấn/ha cũng trên nhiều điểm thí nghiệm. Trong hội nghị đầu bờ đánh giá ở nhiều nơi như Vĩnh Long, An Giang… thì OM6162 cũng là 1 trong 5 giống tốt nhất trong đánh giá của các đại biểu.